Trong bối cảnh Việt Nam đang từng bước ”hiện đại hóa” về mọi mặt, tư tưởng của nhiều cô dâu chú rể về các nghi lễ cưới truyền thống tinh giản hơn so với ngày xưa rất nhiều, thậm chí còn cho đó là những thủ tục rườm rà, không cần thiết. Thế nhưng, dù có tối giản đến mức nào thì những nghi lễ truyền thống đó cũng là đặc trưng thể hiện văn hóa cưới truyền thống của người Việt. Vì vậy, bỏ qua nhiều phong tục rườm rà, đám cưới hiện đại ngày nay vẫn duy trì trình tự nghi lễ cưới nhất định phải có của người Việt. Quayphimphongsucuoi.info sau những kinh nghiệm theo chân các cặp đôi trong quá trình quay phim cưới xin được cung cấp cho các cặp đôi sắp cưới kinh nghiệm quý báu về 6 nghi lễ cưới truyền thống Việt Nam.

Nghi lễ trước ngày cưới

1. Lễ dạm ngõ

Đây là một phần của nghi lễ cưới hỏi truyền thống nhằm chính thức hóa quan hệ hôn nhân của hai gia đình. Lễ dạm ngõ ngày nay không còn theo lối xưa, mà chỉ là buổi gặp gỡ giữa hai gia đình. Nhà trai đến nhà gái đặt vấn đề chính thức cho đôi nam nữ được tự do đi lại, tiếp tục quá trình tìm hiểu nhau một cách kỹ càng hơn trước khi đi đến quyết định hôn nhân. Buổi lễ này, không cần vai trò hẹn trước của người mai mối và cũng không cần lễ vật rườm rà. Sau lễ dạm ngõ, người con gái được xem như đã có nơi có chốn.

2. Lễ ăn hỏi

Ý nghĩa:

Nghi lễ này được coi như lễ đính hôn trong phong tục truyền thống của người Việt. Đây là sự thông báo chính thức về việc hứa gả con cái giữa hai họ.

Cách thức tiến hành:

Đối với miền Bắc, lễ vật nhà trai cần chuẩn bị số lễ là lẻ, bao gồm 5, 7, 9 hay 11 lễ. Còn ở miền Nam thì ngược lại, nhà trai phải chuẩn bị số lễ chẵn. Ở cả hai miền, nhà gái đều là người quyết định số lượng lễ cũng như các vật phẩm trong lễ vật. Thông thường, lễ ăn hỏi sẽ gồm trầu cau, rượu, thuốc lá, chè, mứt sen, bánh cốm, hoa quả, xôi, lợn. Các lễ vật sẽ tùy điều kiện gia đình hai nhà mà chuẩn bị.

Vào ngày đẹp đã định sẵn, nhà trai gồm các bô lão trong họ, bố mẹ chú rể và chú rể sẽ mang tráp đến nhà gái, các tráp này sẽ được bưng bê bởi những thanh niên chưa vợ, đồng thời nhà gái cũng phải có số lượng các thiếu nữ chưa chồng tương ứng để đỡ tráp. Trong lễ ăn hỏi, cô dâu diện áo dài truyền thống, còn chú rể mặc vest.

Thủ tục ăn hỏi tiến hành tại nhà gái, có dựng phông rạp, chuẩn bị sẵn trà nước, bánh kẹo để mời họ hàng hai bên. Khi các vị quan khách hai bên đã an tọa, đại diện nhà trai và nhà gái chính thức chào hỏi, cũng như xin phép nhau để cho đôi trai gái được kết duyên. Sau khi hai gia đình đã đồng ý cho đôi uyên ương trẻ tiến tới hôn nhân, bố mẹ sẽ đưa cô dâu chú rể tương lai lên thắp hương, làm lễ gia tiên, báo cáo với tổ tiên nhà gái. Thủ tục cuối cùng là cô dâu và chú rể ra mắt hai họ, rót nước, mời trầu các vị quan khách.

3. Đãi tiệc

Sau nghi lễ cưới chính thức, nhà trai sẽ tổ chức đãi tiệc để mời họ hàng và bạn bè đến chung vui. Ngày nay, đãi tiệc thường được nhà trai và nhà gái tổ chức chung. Nếu hai bên gia đình tổ chức đám cưới riêng, nhà gái sẽ đãi tiệc trước khi nhà trai sang đón dâu. Còn nhà trai sẽ đãi tiệc sau khi rước dâu về nhà.

nghi lễ cưới

Nghi lễ cưới

Lễ cưới là đỉnh điểm của mọi nghi thức cưới hỏi truyền thống Việt Nam và chi tiết của việc kết hôn. Nghi thức lễ cưới đầy đủ bao gồm 3 nghi thức:

4. Lễ xin hôn

Trước khi đến giờ đón dâu chính thức, đại diện nhà trai, thường là một người phụ nữ thân thiết trong gia đình sẽ mang cơi trầu đến nhà cô dâu trước để làm lễ xin dâu. Mẹ cô dâu sẽ nhận tráp trầu cau và mang lên thắp hương trên bàn thờ tổ tiên của nhà gái. Đây là nghi lễ truyền thống lâu đời, có ý nghĩa như lời chấp nhận chính thức cho cô dâu về nhà chồng.

5. Đón dâu

Nghi lễ này là lời thông báo chính thức tới gia đình nhà gái về việc thành hôn của đôi uyên ương trẻ. Sau lễ đón dâu, cô dâu sẽ theo chồng về nhà mới, trở thành người đã lập gia đình. Với nhiều người, lễ đón dâu còn quan trọng hơn việc đãi tiệc mời khách và cả lễ ăn hỏi.

Cách thức tiến hành:

Trong ngày giờ đẹp đã được chọn sẵn, chú rể sẽ mang hoa cưới, đi xe hoa, cùng bố mẹ, họ hàng tới nhà gái xin dâu, rước cô về nhà chồng. Cô dâu sẽ diện váy cưới và chú rể diện vest lịch lãm.

Tương tự như lễ ăn hỏi, lễ đón dâu cũng được tiến hành tại nhà gái. Đại diện nhà trai, gồm 2 người phụ nữ thân thiết với chú rể, sẽ sắm cơi trầu, quả cau và vào nhà gái xin dâu trước. Sau lễ xin dâu sẽ là nghi thức đón dâu.

Cả đoàn nhà trai sẽ cùng có mặt tại nhà gái. Lúc này nhà gái đã chuẩn bị sẵn trà nước, bánh kẹo để mời gia đình thông gia. Hai gia đình sẽ cùng chuyện trò, đại diện nhà trai xin được đón cô dâu về. Sau khi nhà gái đồng ý, đôi uyên ương trẻ sẽ cùng cha mẹ làm lễ gia tiên, thắp hương trên bàn thờ tổ tiên. Khi về đến nhà chú rể, cô dâu chú rể cũng làm lễ gia tiên tại đây và diễn ra các nghi thức trao quà cho đôi trẻ. Tùy theo từng gia đình, hai nhà sẽ tổ chức tiệc ngọt hay tiệc mặn, tổ chức chung hay tổ chức riêng ở nhà hoặc tại khách sạn.

Hiện nay để giản tiện, nhiều gia đình gộp lễ ăn hỏi và đón dâu trong một ngày. Tuy thời gian gộp lại, nhưng các nghi lễ, vật phẩm, lễ vật vẫn cần chuẩn bị đầy đủ.

nghi lễ cướiNghi lễ sau ngày cưới

6. Lại mặt

Sau đám cưới vài ngày, chú rể sẽ đưa cô dâu về lại nhà mẹ đẻ để thăm hỏi, tặng quà. Nghi thức này mang ý nghĩa như lời nhắc nhở đôi vợ chồng mới cưới về chữ hiếu không chỉ với nhà chồng mà cũng phải quan tâm, chăm sóc tới gia đình nhà vợ. Ngoài ra, nghi lễ cưới lại mặt cũng khiến tâm lý cô dâu thấy thoải mái, dù phải xa gia đình đi làm dâu nhưng vẫn được thường xuyên gặp gỡ cha mẹ và giữ mối quan hệ gắn bó

Cách thức tiến hành:

Sau đám cưới, khi cô dâu đã về nhà chồng, mẹ chồng sẽ chuẩn bị một mâm lễ nhỏ để cô dâu và chú rể mang về nhà gái, làm lễ chào hỏi bố mẹ cô dâu. Đây được gọi là lễ lại mặt, hay lễ nhị hỷ. Thời gian vợ chồng mới cưới về nhà gái lại mặt là từ 1 đến 4 ngày sau khi thành hôn. Thời gian này phụ thuộc vào khoảng cách địa lý giữa hai nhà cũng như tùy thuộc vào điều kiện, công việc của cô dâu chú rể.

Trước kia lễ cưới lại mặt cầu kỳ, cần có trầu cau, rượu, xôi, thịt gà hoặc thịt lợn để mang về thắp hương trên bàn thờ nhà gái. Tuy nhiên hiện nay các gia đình đã giản tiện bớt, nhiều gia đình chỉ chuẩn bị một gói quà gồm bánh kẹo, rượu, thuốc để đôi vợ chồng trẻ mang về nhà ngoại. Gia đình nào có điều kiện hơn sẽ chuẩn bị một phong bì nhỏ để thắp hương trên bàn thờ. Khi về tới nhà cô dâu, bố mẹ cô dâu sẽ làm cơm để mời con rể. Bữa cơm này thường thân mật và chỉ diễn ra trong phạm vi gia đình thân thiết.

Với tư duy thoáng như hiện nay, các nghi lễ cưới truyền thống vẫn được giữ gìn, nhưng cách thực hiện cũng có nhiều biến đổi. Việc cầu kỳ hay phức tạp cũng có thể linh động, tùy thuộc vào phong cách, nếp sống của từng gia đình.

nghi lễ cưới

Thấu hiểu việc lưu giữ những khoảnh khắc thiêng liêng của ngày cưới, Boong Wedding cung cấp các dịch vụ quay phim chụp ảnh cưới hỏi tận tình với giá cả phải chăng, hợp lí. Click chi tiết báo giá dịch vụ quay phim cưới tại Hà Nội!

Có thế bạn quan tâm:

30 tip lập kế hoạch cho một đám cưới hoàn hảo (P1)

KINH NGHIỆM TỔ CHỨC ĐÁM CƯỚI

 

MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT XIN VUI LÒNG LIÊN HỆ
Địa chỉ : 25/102 Trường Chinh – Đống Đa – Hà Nội
SĐT      : 096.538.9669
Mail      : boongwedding@gmail.com

Nguồn: quayphimphongsucuoi.info