KINH NGHIỆM TỔ CHỨC ĐÁM CƯỚI CHO CÔ DÂU CHÚ RỂ

Mọi người vẫn bảo, ngày cưới là ngày trọng đại, ngày hạnh phúc nhất của cô dâu – chú rể và gia đình hai bên. Thế nhưng, ai trải qua rồi mới hiểu được những vất vả cùng sự chuẩn bị kỳ công qua rất nhiều công đoạn của những nhân vật chính. Vì thế, trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về những kinh nghiệm tổ chức đám cưới để cô dâu chú rể có thể cảm thấy dễ dàng hơn trong quá trình chuẩn bị.

kinh nghiệm tổ chức đám cưới

TỰ TỔ CHỨC ĐÁM CƯỚI

Nói là tự tổ chức đám cưới, nhưng thực chất “tự tổ chức” ở đây không phải là cô dâu chú rể tự mình tổ chức từ A đến Z. Tự tổ chức đơn giản là cô dâu – chú rể tự tìm hiểu, lên kế hoạch và lựa chọn dịch vụ cho đám cưới của mình: dịch vụ nhà hàng, món ăn, chụp ảnh cưới pre – wedding, dịch vụ quay phim phóng sự cưới,.. thay vì phải nhờ một người trung gian tìm kiếm và lo những khâu này (như Wedding Planer).

kinh nghiệm tổ chức đám cưới

Dưới đây là những khâu mà cô dâu chú rể phải chuẩn bị trước tiên khi lên kế hoạch tự tổ chức đám cưới cho mình

1. Nhà trai gặp gỡ nhà gái để định ngày cưới.

2. Cô dâu chú rể lên ngân sách chi phí cưới để có sự chuẩn bị về tài chính. Bước này có thể thực hiện từ thật sớm, vì đôi khi phải có “đủ vốn liếng” rồi mới có thể báo cho hai gia đình biết.

3. Lên danh sách khách mời (sơ lược) để dự trù số bàn đặt nhà hàng, bao gồm khách của song thân và của cô dâu chú rể

5. Tìm hiểu các studio chụp ảnh cưới

6. Đi chụp ảnh cưới (tốt nhất 2-3 tháng trước ngày cưới)

7. Tìm kiếm dịch vụ chụp ảnh và quay phim phóng sự cưới uy tín cho đám hỏi và đám cưới diễn ra

8. In thiệp cưới (1-2 tháng trước ngày cưới)

9. Tìm dịch vụ mâm quả, xe hoa và trang trí nhà cửa ngày rước dâu (cổng hoa, xe hoa, v.v) (tốt nhất 1 tháng trước ngày cưới)

10. Tìm hiểu nơi sẽ đi trăng mật (1-2 tháng trước ngày cưới)

11. Mời cưới (3 tuần trước khi cưới)

12. Lên nhà hàng chốt lại số bàn tiệc và những điều khoản trong hợp đồng (3 tuần trước khi cưới).

13. Mua sắm thêm vật dụng cần thiết cho CD-CR sau ngày cưới (chăn ra gối nệm, áo quần để cô dâu mặc sau khi về nhà chồng…): 1 tháng trước ngày cưới

Sau đây, chúng tôi chia sẻ một số kinh nghiệm cưới – tổ chức đám cưới ở các bước cơ bản nhất cho cô dâu chú rể.

1. Nhà trai gặp gỡ nhà gái để định ngày cưới

Bước này giả định khi hai nhà đã đồng ý tổ chức đám cưới cho cô dâu – chú rể, và hẹn gặp nhau để thống nhất ngày cưới và việc tổ chức tiệc cưới (hai nhà đãi riêng hay đãi chung, chi phí nhà trai chịu hay chia đều v.v.). Chúng tôi không đi sâu phần này vì phong tục các vùng miền cũng khác nhau.

2. Lên ngân sách chi phí cưới

Lên ngân sách cưới sẽ giúp cô dâu chú rể biết được cần chuẩn bị tối thiểu bao nhiêu tiền cho đám cưới. Qua kinh nghiệm tổ chức đám cưới của các cặp đôi cho thấy, thông thường các chi phí tổ chức cưới ở Hà Nội sẽ dao động trung bình trong các khoảng sau:

Bàn tiệc: 2,5-4tr/bàn.

Chụp hình cưới trọn gói: Khoảng 10tr-18tr.

Bao gồm: chụp album cưới (pre-wedding photography) và quay phim phóng sự cưới trong ngày cưới (phần này sẽ được trình bày kỹ hơn ở bên dưới) + quay phim + chụp ảnh ngày rước dâu và ngày đãi tiệc nhà hàng), soire cho cô dâu, veston cho chú rể, trang điểm, làm tóc ngày chụp album và ngày cưới v.v

Trang trí nhà cửa + cổng hoa + xe hoa rước dâu + mâm quả + thuê áo dâu phụ v.v: 5-10tr.

May áo dài cho cô dâu (ngày rước dâu): 800k-2tr5/bộ

Giày dép, quần áo để CD mặc sau khi về nhà chồng: 1tr-2tr

Trăng mật: 8tr-20tr cho 2 người. Một số CD-CR bỏ qua trăng mật.

Các nhà hàng thường yêu cầu thanh toán 30-50% số tiền trước ngày cưới. Ví dụ muốn đãi tiệc 20 bàn, giá 3 triệu/bàn thì các chị cần chuẩn bị tối thiểu 40% số tiền (khoảng 24 triệu) để thanh toán trước cho nhà hàng. Số còn lại thanh toán trong ngày đãi tiệc (có thể tận dụng ngay số tiền mừng của khách).

kinh nghiệm tổ chức đám cưới

3. Lên danh sách khách mời (sơ lược)

Bước này giúp dự trù số bàn đặt nhà hàng. Kinh nghiệm tổ chức đám cưới của các cặp đôi cho thấy, Cô dâu và Chú rể lập riêng danh sách khách mời của mình, và cha mẹ hai bên gia đình cũng lập riêng danh sách, sau đó cộng lại.

Nên lập theo nhóm, chẳng hạn “Anh chị em họ”, “Bạn công ty”, “Bạn cấp 3”,… để dễ kiểm soát. Các chị cũng có thể mở Yahoo list, email list hoặc phone book để lập danh sách và theo dõi một cách dễ dàng hơn.

5. Chụp ảnh cưới

Ngoài việc chuẩn bị các khâu cần thiết để tổ chức đám cưới, chụp ảnh cưới cũng là một khâu cực kỳ quan trọng với cô dâu chú rể. Xem chi tiết về những kinh nghiệm chụp ảnh cưới cho cô dâu chú rể ở đây.

6. Lựa chọn dịch vụ chụp ảnh phóng sự cưới/quay phim phóng sự cưới

Đây là một bước rất quan trọng mỗi cặp đôi cần phải xem xét thật kỹ càng, bởi lẽ, ai cũng muốn ghi lại những khoảnh khắc đẹp nhất trong ngày cưới bởi những clip phóng sự cưới hoặc những album ảnh phóng sự cưới thật ấn tượng và độc đáo. Vậy lựa chọn một địa chỉ như thế nào để có được dịch vụ quay phim phóng sự cưới chất lượng nhất?

Điều đầu tiên bạn nên quan tâm đó là chất lượng quay, chụp cũng như tay nghề của cameraman. Bởi lẽ, quay phim chụp ảnh phóng sự cưới là hình thức rất đặc biệt, đề cao chất ngẫu hứng, sáng tạo, tự nhiên – vì thế rất đề cao kinh nghiệm, cái tâm, cái tài và sự tài hoa của người quay phim.

kinh nghiệm tổ chức đám cưới

Thêm nữa, bạn cũng cần chú ý đến khâu hậu kỳ của đơn vị cung cấp dịch vụ quay phim phóng sự cưới. Để có một phóng sư cưới thực sư hoàn hảo và ấn tượng, khâu hậu kỳ cần rất chỉn chu và cẩn thận.

Cuố cùng, điều bạn cần chú ý khi lựa chọn đó là mức giá cho một gói quay phim chụp ảnh phóng sự cưới. Xem tham khảo báo giá của dịch vụ quay phim phóng sự cưới tại Hà Nội.